-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
TÁC HẠI CỦA BỤI TRONG MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT LAO ĐỘNG
03/05/2021 09:10:00
Đăng bởi admin
(2) bình luận
Tại Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và tri thức thì vấn đề an toàn lao động và sản xuất bền vững ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Môi trường sản xuất sạch, xử lý chất thải an toàn đang là các chủ đề “hot” và gây tranh cãi nhiều trong cộng đồng
Một trong các chủ đề đó là bụi trong sản xuất và phương thức xử lý an toàn.
I.Khái niệm bụi trong sản xuất
Bụi là những vật chất rất bé ở trạng thái lơ lửng trong không khí trong khoảng thời gian nhất định. Khắp nơi đều có bụi nhưng trên công trường, trong xí nghiệp, nhà máy có bụi tập trung nhiều hơn cả và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân lao động cũng như dân cư quanh khu vực nhà máy
1. Bụi được phân loại theo nhiều cách khác nhau
- Bụi hữu cơ: sinh ra từ động vật hay thực vật như bụi lông, bụi xương, bụi bông, bụi gỗ…
- Bụi vô cơ: sinh ra do quá trình khai thác kim loại, khoáng vật hay chế biến chúng
- Bụi nhìn thấy bằng mắt thường
- Bụi nhìn thấy qua kính hiển vi
- Bụi chỉ nhìn thấy qua kính hiển vi điện tử.
2. Nguyên nhân tạo ra bụi
- Bụi sản xuất thường tạo ra nhiều trong các khâu thi công làm đất đá, mìn, bốc dỡ nhà cửa, đập nghiền sàng đá và các vật liệu vô cơ khác, nhào trộn bêtông, vôi vữa, chế biến vật liệu, chế biến vật liệu hữu cơ khi nghiền hoặc tán nhỏ.
- Khi vận chuyển vật liệu rời bụi tung ra do kết quả rung động, khi phun sơn bụi tạo ra dưới dạng sương, khi phun cát để làm sạch các bề mặt tường nhà.
- Ở các xí nghiệp liên hiệp xây dựng nhà cửa và nhà máy bêtông đúc sẵn, có các thao tác thu nhận, vận chuyển, chứa chất và sử dụng một số lượng lớn chất liên kết và phụ gia phải đánh đóng nhiều lần, thường xuyên tạo ra bụi có chứa SiO2.
3. Tác hại của bụi
- Tác hại đối với máy móc, nhà xưởng
-
- Bám vào máy móc thiết bị làm cho máy móc thiết bị chóng mòn.
- Bám vào các ổ trục làm tăng ma sát.
- Bám vào các mạch động cơ điện gây hiện tượng đoãn mạch và có thể làm cháy động cơ điện.
- Tác hại đối với con người:
-
- Đối với da và niêm mạc: bụi bám vào da làm sưng lỗ chân lông dẫn đến bệnh viêm da, dị ứng da.
- Đối với mắt: các bệnh về mắt như viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc. Nếu bụi nhiễm siêu vi trùng mắt hột sẽ gây bệnh mắt hột. Bụi kim loại có cạnh sắc nhọn khi bám vào mắt làm xây xát hoặc thủng giác mạc, làm giảm thị lực của mắt. Nếu là bụi vôi khi bắn vào mắt gây bỏng mắt.
- Đối với tai: bụi bám vào các ống tai gây viêm, nếu vào ống tai nhiều quá làm tắc ống tai.
- Đối với bộ máy tiêu hoá: bụi vào miệng gây viêm lợi và sâu răng. Các loại bụi hạt to nếu sắc nhọn gây ra xây xát niêm mạc dạ dày, viêm loét hoặc gây rối loạn tiêu hoá.
- Đối với bộ máy hô hấp: vì bụi chứa trong không khí nên tác hại lên đường hô hấp là chủ yếu. Bụi có thể gây ra viêm mũi, viêm khí phế quản, loại bụi hạt rất bé từ 0.1-5mk vào đến tận phế nang gây ra bệnh bụi phổi.
- Đối với toàn thân: nếu bị nhiễm các loại bụi độc như hoá chất, chì, thuỷ ngân, thạch tín…khi vào cơ thể, bụi được hoà tan vào máu gây nhiễm độc cho toàn cơ thể.
II.Biện pháp phòng và chống bụi:
1. Biện pháp kỹ thuật
Mỗi nhà xưởng đều cần có các hệ thống thông gió và hút bụi cũng như cần vệ sinh thường xuyên để giảm trữ lượng bụi trong không khí một cách tối đa. Các hệ thống xử lý bụi thông thường như sau
- Hệ thống lọc bụi túi
- Hệ thống lọc bụi gồm các túi lọc bụi đặt trong buồng kín, buồng kín đặt cố định
- Hệ thống đường ống hút gom bụi phân bố đến từng khu vực có sinh bụi, sử dụng hệ thống này khi lượng bụi sinh ra lớn và để tổ hợp gom bụi vào một nơi.
- Kết cấu hệ thống lớn, thường dùng cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy xi măng, nhà máy gạch, nhà máy thép…
- Lọc bụi tinh, kích thước hạt bụi cho kiểu lọc bụi búi là từ 2-10µm, có thể lọc bụi có hơi ẩm, hiệu quả xử lý của phương pháp khá cao từ 85-99,5%.
- Dễ dàng thay túi lọc, rọ lọc, bảo trì hệ thống, giá thành rẻ.
- Hệ thống khử bụi cyclon
- Hệ thống này sử dụng phương pháp ly tâm để tách bụi, bao gồm cyclon hoặc tổ hợp các cyclon.
- Hệ thống lọc bụi cyclon thường sử dụng để lọc bụi thô, kích thước hạt bụi lớn 100-5µm, hiệu quả xử lý của phương pháp này thấp từ 65-95%, có thể dùng để lọc sơ cấp.
- Hệ thống lọc bụi cyclon có thể xử lý dòng khí bụi có nhiệt độ cao đến 400o
- Hệ thống lọc bụi tĩnh điện
- Sử dụng nguyên lý tĩnh điện.
- Hệ thống này thường dùng để xử lý bụi có khả năng tĩnh điện, dễ gây cháy nổ như nhôm, titan, vẩy ngô, nhựa epoxy, than cám, …
- Lọc bụi tĩnh điện có khả năng lọc bụi tinh, phù hợp kích thước hạt bụi từ 10-0,005µm, hiệu quả cao từ 85-99%.
- Hệ thống lọc ướt
- Hệ thống này thường sử dụng phương pháp ướt kết hợp với màng lọc, bọt để xử lý: bụi dễ cháy nổ như bột nhôm, Magie; bụi ẩm, khí và bụi nhiệt độ cao, hấp thụ khí độc, khử ozon khi kết hợp với hệ thống ozon.
- Kích thước hạt bụi từ 100-0,1µm, hiệu quả cao từ 85-99%.
- Hệ thống lọc hấp thụ
- Tháp hấp thụ khí dùng để xử lý khí và mùi
- Tháp hấp thụ khí dùng phương pháp chất hấp thụ (than hoạt tính, zeolite) để hấp thụ và loại bỏ chất khí hóa học, khí hữu cơ bay hơi, ketone, andehyde, ester, axít hữu cơ, các chất hữu cơ chứa ni tơ và sulfur.
- Khả năng khử từ 83-99% tùy theo loại chất khí.
- Thường dùng trong ngành sản xuất hóa chất và dược phẩm, y tế
- Hệ thống lọc hơi và khói
- Bộ lọc hơi dầu là sự kết hợp giữa lọc túi và bộ lọc Hepa, lọc sạch hơi dầu, khói sinh ra từ các máy công cụ, thiết bị sản xuất…
- Bộ lọc khói khí dính để xử lý khói khí có tính chất dính, khí độc, mùi sinh ra trong quá trình gia công bằng laser. Nó kết hợp túi lọc, tác nhân lọc và than hoạt tính để xử lý khí và mùi.
- Hệ thống lọc gốm
- Bộ lọc gốm: có thể xử lý khí và bụi.
- Có thể vận hành ổn định cho dòng khí bụi có nhiệt độ cao đến 450o Chịu nhiệt, chịu hóa chất, chịu mài mòn.
- Dùng trong nhà máy nhiệt điện, dòng khí hơi đi xuống, nấu luyện vật liệu phi kim loại, lò nấu thủy tinh, khử sulfur, động cơ tàu thủy,…
- Hệ thống khử mùi và khí hữu cơ
- Được sử dụng cho các nhà máy hóa chất, sơn, thức ăn chăn nuôi, nhà máy xử lý nước thải, chế tạo linh kiện điện tử, nhà máy in.
- Không sinh ra nước thải, mùi, vận hành đơn giản, giá thành rẻ.
- Hệ thống lọc bụi túi di động
- Hệ thống này gồm các túi lọc bụi đặt trong buồng kín, buồng kín đặt trên các bánh xe di chuyển, kết cấu gọn nhẹ, di động linh hoạt có thể mang đi, sử dụng cho máy hoạt động riêng lẻ ví dụ như máy mài, máy trộn, máy cưa, máy ép, máy phay, máy đóng bao, hoạt động không thường xuyên hoặc lượng bụi ra không nhiều, dung tích thùng chứa bụi đến hơn 100l.
2. Biện pháp tổ chức
- Bố trí các xí nghiệp, xưởng gia công,…phát ra nhiều bụi, xa các vùng dân cư, các khu vực nhà ở.
- Đường vận chuyển các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm mang bụi phải bố trí riêng biệt để tránh tình trạng tung bụi vào môi trường sản xuất nói chung và ở các khu vực gián tiếp. Tổ chức tốt tưới ẩm mặt đường khi trời nắng gió, hanh khô.
- Trang bị quần áo công tác phòng bụi không cho bụi lọt qua để phòng ngừa cho công nhân làm việc ở những nơi nhiều bụi, đặc biệt đối với bụi độc.
- Những công nhân tiếp xúc với bụi thường xuyên được khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện kịp thời những người bị bệnh do nhiễm bụi.
- Phải định kỳ kiểm tra hàm lượng bụi ở môi trường sản xuất, nếu thấy quá tiêu chuẩn cho phép phải tìm mọi biện pháp làm giảm hàm lượng bụi.