Hướng dẫn thiết kế hệ thống gió tươi

Hướng dẫn thiết kế hệ thống gió tươi

Hướng dẫn thiết kế hệ thống gió tươi chi tiết

Liên hệ

Thiết kế, tính toán hệ thống cấp gió tươi cho nhà ở và văn phòng

1, Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cấp gió tươi

+ Trong hoạt động sống con người luôn hít thở khí O2 và thải CO2 vì vậy trong môi trường luôn cần có đủ khí O2 thì con người mới cảm thấy dễ chịu.

+ Môi trường điều hòa là không gian kín nên không có không khí tự nhiên trao đổi vì vậy muốn đủ khí O2 cho con người trao đổi thì nhất thiết phải cấp một lượng gió tươi nhất định.

2, Cấp bao nhiêu và cấp như thế nào

  Có rất nhiều phương pháp thiết kế hệ thống thông gió cho văn phòng, ở đây chúng tôi liệt kê vài phương án hay sử dụng nhất cho văn phòng, nhà ở chung cư.

  • Hệ thống thống gió 1 line chỉ cấp gió tươi 

  Dùng quạt và kênh dẫn gió cấp vào không gian điều hòa , thông thường sẽ cấp vào hộp hồi của dàn lạnh ( Với dàn lạnh giấu trần nối ống gió) hoặc cấp trực tiếp vào dàn lạnh cho máy âm trần ( cassette ). Phương án cấp này gọi là phương án thông gió theo áp suất dương có nghĩa là khi cấp gió vào phòng mà ko hút ra thì áp suất trong phòng sẽ tăng lên và tạo ra áp suất dương đẩy một phần không khí ra ngoài theo khe hở của cửa chính và cửa sổ hoặc thải ra 1 lượng lớn khi mở cửa. 

  • Hệ thống thống gió 1 line chỉ hút gió thải 

  Phương pháp này giống như trên nhưng nó tạo ra áp suất âm trong phòng để hút gió tươi từ khe cửa sổ và hành lang vào. Phương án này chỉ hiệu quả khi không gian văn phòng nhiều cửa sổ và không giáp với những tòa nhà khác.

  • Hệ thống thống gió 2 line kết hợp dùng quạt

  Là phương pháp kết hợp cả 2 phương án trên. Ưu điểm là tạo ra môi trường thông thoáng và kiểm soát được lượng không khí hút vào và thải ra.

+ Hệ thống thống gió 2 line kết hợp dùng hệ thống thu hồi nhiệt HRV :
Hệ thống HRV có chức năng thông gió và thu hồi lượng nhiệt bị mất qua quá trình thông gió. Hệ thống này hạn chế sự thay đổi nhiệt độ phòng do thông gió gây ra, do đó luôn duy trì được môi trường không khí chất lượng cao trong nhà.

  Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) thì gió tươi cấp vào không gian điều hòa cần đạt ít nhất là 10% tổng lưu lượng gió tuần hoàn trong phòng và phải đạt tối thiểu 20 m3/h/người.

Muốn biết mật độ người bố trí trên một mét vuông là bao nhiêu có thể tham khảo TCVN về phân bố mật độ người của bộ xây dựng.

Cấp gió tươi bằng phương pháp cơ khí dùng quạt cấp vào không gian điều hòa thì tốt nhất là cấp vào đường gió hồi về. 

  Ví dụ: Tính toán lưu lượng cấp gió tươi theo TCVN.

  Phòng làm việc có diện tích 30 m2 độ cao từ trần đến sàn phòng là 2.8 m.

Tính lưu lượng gió cấp gió tươi cho phòng làm việc.

Lưu lượng gió tươi cần thiết: Vt= 30x2.8x10% = 84 m3/h (Cmh) (1) Mật độ phân bố là 9,3 m2/người. Số người có trong phòng là 3.2 người.

Lưu lượng cần thiết là: 3.2 x20 m3/h/người =64 m3/h (2)

3, Chọn quạt thông gió phù hợp

Quạt thông gió MIA

Muốn chọn được quạt thông gió cần ít nhất 2 thông gió lưu lượng và cột áp.

Hướng dẫn tính toán thiết kế ống gió và lựa chọn miệng gió

  • Từ lưu lượng xác định kích thước ống gió, miệng gió:

- Sau khi tính toán chọn được lưu lượng thông gió cần thiết cho không gian chúng ta sẽ tính toán ống dẫn gió. Bước tiếp theo xác định số lượng miệng gió ra hoặc số lượng đường ống kết nối vào thiết bị.

-  Sau khi tính được số lượng miệng gió thì sẽ tính ra được lưu lượng qua mỗi miệng là bao nhiêu để tính kích thước ống gió cũng như miệng gió.

- Thiết kế thông gió văn phòng, nhà ở theo tiêu chuẩn.

- Dùng phần mềm Ductchecker, ductchecker pro, ashare, duct fitting,…để tính kích thước ống gió và miệng gió

Phầm mềm Ductchecker

- Tính kích thước miệng gió: Chọn sang tab miệng gió để tính/ Chọn kiểu miệng gió ( Ví dụ cấp, hút , ngoài trời ....)/Điều chỉnh tỉ lệ % tiết diện sử dụng/Chọn kích thước phù hợp cho văn phòng hay nhà ở.

 - Tính kích thước ống gió: Đoạn đầu tiên gần quạt là 100% lưu lượng nên nhập lưu lượng quạt vào phần mềm cho ra nhiều kích thước, chọn kích thước phù hợp với lưu lượng và vận tốc gió. Các đoạn tiếp theo trừ lưu lượng đi ra miệng gió ở đoạn đầu sẽ tính dần dần toàn bộ kích thước đường ống.

  • Xác định cột áp trong đường ống gió để chọn quạt

- Sử dụng các phương pháp tính thủy lực để xác định cột áp:

 + Phương pháp giảm dần tốc độ:

 Người thiết kế bằng kinh nghiệm của mình chủ động thiết kế giảm dần tốc độ theo chiều chuyển động của không khí trong đường ống. Đây là phương pháp thiết kế tương đối nhanh nhưng phụ thuộc nhiều vào chủ quan người thiết kế.

+ Phương pháp ma sát đồng đều: 

 Thiết kế hệ thống kênh gió sao cho tổn thất trên 1 m chiều dài đường ống đều nhau trên toàn tuyến, ở bất cứ tiết diện nào và bằng tổn thất trên 1m chiều dài đoạn ống chuẩn. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất, nhanh và tương đối chính xác.

+ Phương pháp phục hồi áp suất tĩnh:

Phương pháp phục hồi áp suất tĩnh xác định kích thước của ống dẫn sao cho tổn thất áp suất trên đoạn đó đúng bằng độ gia tăng áp suất tĩnh do sự giảm tốc độ chuyển động của không khí sau mỗi nhánh rẽ.

Phương pháp này tương tự phương pháp lý thuyết nhưng ở đây để thiết kế người ta chủ yếu sử dụng các đồ thị.

 

- Sử dụng các phầm mềm tính toán để tính cột áp:

 

+ Sử dụng phần mềm Ductchecker để tìm hệ số ma sát R, sau đó nhân với chiều dài đường ống để tính được tổn thất áp suất ma sát hoặc có thể sử dụng các phầm mềm khác để tìm được hệ số R

+ Sử dụng phầm mềm Ashare để tính tổn thất qua các phụ kiện như côn, cút, chân rẽ,… từ đó tìm được tổn thất áp suất cục bộ, hoặc có thể tra bảng trong giáo trình để tìm được tổn thất qua phụ kiện đường ống

Phầm mềm ASHARE

+ Tổn thất áp suất trên đường ống gió bằng tổng của tổn thất ma sát và tổng của tổn thất qua các phụ kiện đường ống

Từ lưu lượng và vận tốc ta chọn được thông số cho quạt thông gió cho văn phòng và nhà ở theo thông số đã cho của các hãng sản xuất, cataloge.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0919099859
0919099859